Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mì Ăn Liền.
Công ty môi trường Việt Water chuyên tư vấn, thiết kế, thi công nâng cấp vận hành bảo trì cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền. Với công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí, chế độ vận hành đơn giản bán tự động, chi phí vận hành thấp.
Giới Thiệu Về Mì Ăn Liền.
Mì sợi xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc từ triều đại nhà Hán (năm 206 trước công nguyên). Từ đây sản xuất mì sợi bắt đầu trải rộng ra các nước Châu Á. Vào thế kỷ 13, Macro Polo du hành đến Trung Quốc và ông đã mang kỹ thuật sản xuất mì ở Trung Quốc trở về Châu Âu. Tại đây, món mì sợi được biến đổi để trở thành món mì ống.
Ở Việt Nam, mì gói xuất hiện đầu tiên vào khoảng giữa thập niên 60 và nhanh chóng phát triển tới nay. Nhà máy sản xuất mì gói ăn liền đầu tiên của Việt Nam ra đời mang tên công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, thương hiệu là VIFON.
Trong những năm gần đây ngành sản xuất mì ăn liền của đã từng bước vươn lên phát triển mạnh mẽ. Do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tăng cao.
Một gói mì trọng lượng từ 65 – 85 g, trung bình 75g, Việt Nam sản xuất trung bình 5 tỷ gói/năm (2008). là 375.000 tấn/năm. Trung bình sản xuất 1 tấn sản phẩm/8m3. Vây hàm lượng nước thải chế biến mì ăn liền là 3 triệu m3 nước thải/năm. Nếu tính tốc độ tăng trưởng trung bình 15 -20% năm. Năm 2012 sản xuất từ 430.000 – 450.000 tấn, tương đương với lượng nước thải chế biến mì ăn liền từ 3.440.000 – 3.600.000 m3. Đây là con số rất lớn, nếu không có biện pháp xử lý thỏa đáng trước khi thải ra môi trường, lượng nước thải này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Nguyên vật liệu sản xuất.
Nguyên liệu chính là bột lúa mì nhập khẩu được phối liệu với các loại phụ liệu khác như: dầu Shortening, bột ngọt, muối, đường, tôm, cua, thịt bò, thịt heo, tiêu, hành, tỏi, ớt,….
Các xí nghiệp mì ăn liền sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng khác, tuỳ theo từng loại mì ăn liền; các cơ sở sản xuất có thể pha trộn các thành phần phụ liệu khác nhau để sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau: mì súp cua, mì gà, mì xào, mì chay, mì chua cay, mì hải sản,…
Nồng độ các chất gây ô nhiễm thể hiện qua các chỉ tiêu pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P,dầu mỡ, Coliform. Nước thải từ các khâu sản xuất trong cơ sở chế biến mì ăn liền sẽ được phân luồng riêng biệt. Các nguồn sẽ thải theo hệ thống thoát nước riêng biệt, có hệ thống xử lý sơ bộ riêng trước khi thu gom xử lý nước thải chế biến mì ăn liền chung. Hàm lượng một số thông số biểu thị ô nhiễm của nhà máy mì ăn liền điển hình như sau:
- pH = 6
- COD = 850 mg/l
- BOD5 = 500 mg/l
- SS = 200 mg/l
- Tổng N = 22 mg/l
- Tổng P = 4,4 mg/l
- Dầu mỡ = 220 mg/l

Công nghệ xử lý nước thải chế mì ăn liền.

Với đặc điểm thành phần tính chất của nước thải chế biến mì ăn liền. Công nghệ xử lý chính sẽ là dùng vi sinh vật để loại bỏ chất bẩn.
Thuyết Minh Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mì Ăn Liền.
Nước thải chế biến mì ăn liền thường có 2 nguồn phát sinh chính:
- Sản xuất mì: Nước thải chủ yếu chứa tinh bột và dầu Shorterning.
- Tại phân xưởng sa tế: Nước thải phát sinh từ các khâu rửa nguyên liệu nấu sa tế, nước súp… và cũng chủ yếu là vệ sinh máy móc, thiết bị sau mỗi lượt nấu.
Tại phân xưởng satế nước thải phát sinh sẽ qua bể tách dầu để tách lượng dầu trong nước. Sau đó toàn bộ nước thải phát sinh sẽ được gom qua bể điều hòa.
Tại bể điều hoà.
Để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, hệ thống xáo trộn bằng khí sẽ thực hiện công việc này 1 cách liên tục.
Đồng thời nồng độ pH cần duy trì nước thải ổn định. Bộ điều khiển cân chỉnh pH tự động sẽ châm NaOH hoặc Axit vào bể.
Bể lắng cát.
Từ bể điều hoà, nước thải được bơm sang bể lắng 1 nhằm loại bỏ các chất lơ lửng, và cặn cát.
Sau lắng một, nước thải đi vào giai đoạn xử lý hoá lý bằng phương pháp tuyển nổi.
Bể tuyển nổi.
Tại đây, Bể tuyển nổi thực hiện chức năng loại bỏ hàm lượng dầu mỡ, các chất lơ lững, chất hoạt động, chất hữu cơ không hoà tan…. Chất nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể gom bùn.
Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng 1 được bơm sang bể Aerotank nhằm xử lý triệt để.
Bể vi sinh aerotank
Nước thải chế biến mì ăn liền chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Bể aerotank là bể dùng vi sinh vật hiếu khí, xử lý các chất hữu cơ dễ phân huỷ trong nước thải.
Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải làm dinh dưỡng. chúng phân hủy chất hữu cơ và vô cơ
trong điều kiện cần có oxy phân tử của không khí bởi các vi sinh vật hiếu khí. Quá trình phân hủy hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn biểu thị bằng các phản ứng sau:
1. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ:
CxHyOz + O2 = CO2 + H2O + Năng lượng.
2. Tổng hợp xây dựng tế bào:
CxHyOz + O2 = Tế bào VSV + CO2 + H2O + Năng lượng.
3. Quá trình tự phân hủy:
C5H7O2N + 5O2 = 5CO2 + 2H2O + NH3 + Năng lượng.
Bể lắng ll
Sau khi xử lý các chất hữu cơ trong hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền. Nước thải có kèm bùn vi sinh được dẫn sang bể lắng II để lắng lượng bùn hoạt tính lại.
Bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền lắng xuống đáy. Nước thải sau xử lý đi trên mặt và thoát ra ngoài.
Với bùn vi sinh lắng xuống bể lắng. Một phần được tuần hoàn trở lại Aerotank nhằm duy trì nồng độ sinh khối trong bể. Một phần được dẫn về bể gom bùn và xử lý định kỳ.
Bể khử trùng
Nước sau xử lý chảy từ bể lắng ll ra được dẫn qua bể trung gian. Với nhiệm vụ giữ nước lại đảm bảo lưu lượng và sự ổn định cho bể khử trùng. Nước được dẫn qua bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể gom bùn được bơm sang bể nén bùn,có thể ép bùn bằng máy để giảm khối lượng trước khi xử lý định kỳ
Để hiểu hơn về công nghệ hay để được tư vấn công nghệ xử lý miễn phí xin liên hệ:
Công ty Cổ Phần Môi Trường Việt Water
Uy tín – Chuyên Nghiệp – Nhanh Chóng – Hiệu Quả
Website: www.moitruongvietwater.com . Email: moitruongvietwater@gmail.com
Hotlline:0969. 63.61.73 – 0934.933.983 Mr Dũng. Kỹ thuật.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN VÀ NHẬN BÁO GIÁ
Leave a Reply